1. Kinh tế
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
– Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
* Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
– Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
– Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
– Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành.
– Chuyên viên quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng, chuyên viên khách hàng cá nhân với mức lương khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/tháng tùy năng lực.
– Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kinh tế
2. Truyền thông đa phương tiện
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Các vị trí công việc có thể đảm nhận như:
– Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách
– Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh
– Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp
– Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website
– Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,…
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
3. Kinh doanh quốc tế
Cơ hội việc làm ngành kinh doanh quốc tế rất rộng mở, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức,… với nhiều vị trí khác nhau:
Cơ hội việc làm ngành kinh doanh quốc tế rất rộng mở, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức,… với nhiều vị trí khác nhau:
Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistics, quản trị chuỗi cung ứng: Sinh viên kinh doanh quốc tế được đào tạo bài bản, chuyên sâu về xuất nhập khẩu và logistics, do đó đây là định hướng phổ biến sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể trở thành nhân viên chứng từ, sales xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, kho vận, trade marketing,… tại bộ phận xuất nhập khẩu, các công ty xuất nhập khẩu, công ty forwarder, hãng tàu, cảng biển, cảng hàng không, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ, siêu thị,…
Chuyên viên tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường: Khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, bạn có thể trở thành một chuyên viên xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nước ngoài tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, hoặc bộ phận thị trường nước ngoài của các công ty Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, phân tích đối thủ, xây dựng kế hoạch đầu tư và quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường mới nhằm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Chuyên viên thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế: Nếu có định hướng phát triển trong khối ngành tài chính, bạn có thể làm việc tại bộ phận thanh toán quốc tế của các ngân hàng, hoặc trở thành chuyên viên tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp. Bộ phận thanh toán quốc tế chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo các phương thức như L/C, D/P, D/A, giao dịch tài trợ thương mại, thu tín dụng, nhờ thu/chuyển tiền, bảo lãnh nước ngoài, chiết khấu/ tái chiết khấu/ đồng chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, tra soát thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn,…
Ngoài ra, cơ hội làm việc dành cho sinh viên ngành KDQT rất rộng mở với những vị trí: chuyên viên marketing quốc tế, chuyên viên đối ngoại, tư vấn quản trị kinh doang nước ngoài, giảng viên,…
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành
4. Thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử với cơ hội việc làm rộng mở, cơ hội làm việc tại các vị trí, bộ phận sau đây:
– Chuyên viên xây dựng và quản lý, điều hành hệ thống kinh doanh TMĐT tại các công ty, doanh nghiệp.
– Nếu có khả năng, cơ hội trở thành giám đốc thông tin, giám đốc Marketing rất tiềm năng
– Trở thành quản lý điều hành website hoạt động kinh doanh TMĐT trong các công ty tự xây dựng
– Chuyên viên nghiên cứu các ứng dụng KHCN tại những trung tâm, cơ quan, ban ngành.
– Trở thành giảng dạy chuyên ngành TMĐT tại các trường đại học, cao đẳng
– Trở thành NV kinh doanh online cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp TMĐT nói riêng.
– Trở thành chuyên viên marketing online với công việc như: lên nội dung quảng bá, viết bài, Digital Marketing, Chạy Ad Google, facebook…
– Chuyên viên lên kế hoạch, lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin.
– Trở thành tư vấn viên cho các công ty, doanh nghiệp tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
– Nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT tại các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu.
– Điểm trúng tuyển 2022: Điểm thi THPT: 15.00 điểm; Xét học bạ: 18.00 điểm.
5. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Sau khi tốt nghiệp ngành Cơ điện tử sinh viên dễ dàng tìm được việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp có các hệ thống, dây chuyền tự động nhà máy xi măng, các nhà máy chế biến, các nhà máy cán thép, các nhà máy cơ khí với hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) và tích hợp (CIM), các nhà máy lắp ráp ôtô, xe máy, đóng tàu …Các công ty sản xuất và sử dụng các thiết bị vận chuyển hàng hóa như: Các công ty chế tạo, lắp đặt thang máy, Xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa (các cảng biển),…Các viện, trung tâm nghiên cứu về Rôbốt thông minh, thiết bị thám hiểm vũ trụ,..
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực về cơ điện tử.
6. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá:
Sau khi tốt nghiệp ngành CN Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như cao chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về điều khiển và tự động hóa.
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành CN Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa khá phong phú.Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúc cho các em có nguyện vọng chọn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ đạt được ước mơ của mình.
7. Công nghệ chế tạo máy
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máySinh viên có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như: Quản lý điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy,tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực chế tạo máy.
– Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng.
8. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. Theo nhu cầu dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô hiện đang dẫn đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là ngành công nghiệp hóa và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng.Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học.
– Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không…
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí.
9. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Sau khi tốt nghiệp ngành CN Kỹ thuật điện điện tử, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như cao chuyên viên tư vấn, thiết kế mạch điện tử, thiết kế hệ thống điện – điện tử – viễn thông, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các xí nghiệp; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điện điện tử; Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về điện – điện tử – viễn thông…
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực điện – điện tử – viễn thông.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành CN Kỹ thuật điện – điện tử khá phong phú.Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường.Chúc cho các em có nguyện vọng chọn ngành Kỹ thuật điện – điện tử sẽ đạt được ước mơ của mình.
10. Ngành Công nghệ thông tin
– Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên viên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,…. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
– Giảng dạy ở tất cả các cơ sở giáo dục từ các trường đại học đến các trường tiểu học
– Nhân viên văn phòng ở các cơ quan, công ty, nhà máy, ….
– Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…
– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin
11. Khoa học máy tính:
– Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,….
– Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
– Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
– Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot (thiết kế, chế tạo, lập trình, tích hợp hoạt động robot; các hoạt động, dây chuyền tích hợp robot và công nghệ AI)
– Kiến trúc sư dữ liệu (các kiến trúc sư lập trình dữ liệu theo hướng AI)
– Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
12. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng:
Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:
– Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
– Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
– Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
– Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
– Chuyên viên lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
– Chuyên viên thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
– Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
– Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
– Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
– Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành
13. Công nghệ kỹ thuật ô tô:
Sau khi tốt nghiệp ngành CN KT ô tô, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối cao với các vị trí như:
+ Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực ô tô.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành CN KT ô tô khá phong phú.Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúc cho các em có nguyện vọng chọn ngành CN KT ô tô sẽ đạt được ước mơ của mình.
14. Kỹ thuật cơ khí động lực:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các vị trí
– Kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các phòng kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực về nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất ô tô, động cơ, thiết bị thủy khí.
– Nhân viên tại các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông, các doanh nghiệp về bảo hiểm, các công ty vận tải, khai thác thiết bị thi công, các nhà máy thủy điện, các công ty lắp máy…
– Vận hành, giám sát về khâu sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại công ty, doanh nghiệp.
– Điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực, Showroom…
– Nhân viên marketing tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo về cơ khí động lực
15. Kỹ thuật ô tô:
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư sẽ làm việc ở các lĩnh vực: thiết kế, sản xuất chi tiết phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, kiểm tra đánh giá chất lượng, chẩn đoán sửa chữa ô tô, tư vấn kỹ thuật, quản lý đoàn xe, các lĩnh vực đào tạo…
Nơi làm việc là các công ty thiết kế ô tô, các nhà máy sản xuất phụ tùng, nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, các cơ sở kinh doanh bán ô tô, công ty sửa chữa ô tô xe máy, các công ty vận tải, các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước.
Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực ô tô.
16. Ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Điện lạnh):
Sau khi tốt nghiệp ngành CN Kỹ thuật nhiệt – lạnh, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như cao chuyên viên tư vấn, thiết kế hệ thống nhiệt – lạnh, vận hành và bảo trì kỹ thuật tại các xí nghiệp; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật nhiệt lạnh; Trưởng bộ phận kỹ thuật các nhà máy chế tạo thiết bị nhiệt lạnh và điều hoà không khí , …
– Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực nhiệt – lạnh.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành CN Kỹ thuật nhiệt – lạnh khá phong phú.
17. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng:
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành này có môi trường làm việc rất rộng, đó là các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng – công nghiệp. Cụ thể sinh viên có đủ năng lực để làm việc với các vị trí, chức danh sau: Kỹ sư thiết kế kết cấu; Kỹ sư giám sát và thi công; Chuyên viên tư vấn dự án; Chuyên viên quản lý dự án. Đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong thành phố nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung…Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo về KTCTXD.
18. Công nghệ kỹ thuật giao thông:
+ Đảm nhận các công việc thiết kế, khảo sát trong các công ty tư vấn thiết kế; Đảm nhận các công việc giám sát trong các công ty tư vấn giám sát; Đảm nhiệm các công việc tổ chức thi công, chỉ đạo kỹ thuật trong các công ty xây lắp; Đảm nhiệm các công việc trong ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực KT giao thông.
19. Ngành Công nghệ thực phẩm:
Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng.
20. Thú y:
Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.Nếu có đủ điều kiện kinh tế, năng lực và kinh nghiệm các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám, bệnh viện thú y cho riêng mình.
21. Ngành Công nghệ sinh học:
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
22. Kỹ thuật hóa học:
Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.Nếu có đủ điều kiện kinh tế, năng lực và kinh nghiệm các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám, bệnh viện thú y cho riêng mình.
23. Công nghệ sau thu hoạch:
Sinh viên ngành Công nghệ sau thu hoạch sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc sau đây: Làm cán bộ phân tích, kiểm tra và giám định chất lượng nông hải sản thực phẩm tại các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS); Điều hành kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản thực phẩm; Có thể được giao đảm trách các chức vụ trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, giám đốc điều hành một cách nhanh chóng do cán bộ quản lý kỹ thuật ngành này còn rất thiếu; Điều hành kỹ thuật, quầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm tươi sống và an toàn vệ sinh tại các siêu thị; Làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, độc tố lương thực thực phẩm tại các Viện nghiên cứu về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm; Làm giáo viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.
24. Giáo dục học:
Giáo dục học đang được xem là ngành “Hot” và rất cần nhân lực trong một vài năm gần đây. Trên thực tế, với những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Giảng dạy Trường chuyên nghiệp; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài Tỉnh; Giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; Tham gia vào các dự án, các chương trình của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ v.v…Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân sau khi ra trường; Giúp các nhà quản lí trường học, quản lý doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp; Tham gia cộng tác với các tổ chức, cơ như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Đài phát thanh, Truyền hình…
25. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là một ngành học được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội việc làm và có hướng mở về công việc. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Quản lý giáo dục có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục tư thục và công lập, Phòng/Sở giáo dục các địa phương, trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm, tổ chức nghiên cứu và tư vấn về giáo dục trong và ngoài nước với các vị trí công việc bao gồm:
- Chuyên viên hành chính giáo dục
- Chuyên viên học vụ
- Chuyên viên quản lý nhân sự
- Chuyên viên quản lý khoa học và hợp tác quốc tế
- Chuyên viên tuyển sinh và tư vấn học đường
- Chuyên viên tài chính – cơ sở vật chất
- Chuyên viên tư vấn giáo dục
- Giáo viên tham gia huấn luyện các lớp ngắn hạn
26. Công tác xã hội:
Sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối cao với các vị trí như: Các cơ quan của ngành Lao động – TB và XH các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội; Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên XH, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội; Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội. Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Cử nhân các ngành xã hội thuộc lĩnh vực Công tác xã hội.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội khá phong phú. Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
27. Du Lịch:
+ Làm hướng dẫn viên du lịch, quản lý và kinh doanh du lịch cho các công ty lữ hành, các tổ chức kinh doanh du lịch, các khách sạn, nhà hàng
+ Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam học, Du lịch học.
+ Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và cơ quan văn hóa – thông tin – du lịch.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Cử nhân các ngành xã hội thuộc lĩnh vực Việt Nam học (Chuyên ngành Du Lịch).
28. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:
Cơ hội việc làm trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành rất nhiều. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận những vị trí tiêu biểu như sau:
+ Làm việc tại các sở, ban, ngành thuộc Bộ văn hóa thể thao và Du lịch;
+ Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện;
+ Quản trị, điều hành, thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ;
+ Chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch;
+ Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, trường đại học cao đẳng, viện nghiên cứu, đại học, cao đẳng… trên cả nước;
+ Phát triển tiềm năng kinh doanh độc lập dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.
29. Luật:
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật sinh viên có thể làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Ngoài ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo…
– Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
– Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước
– Pháp chế doanh nghiệp để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
– Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợn những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…
30. Sư phạm công nghệ:
– Học phí: Miễn học phí.
+ Làm giáo viên dạy học chuyên ngành công nghệ tại các trường THCS, THPT trên cả nước;
+ Làm chuyên gia nghiên cứu chuyên ngành sư phạm công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trên cả nước;
+ Làm chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật công nghệ tại các trường học, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn về cơ khí chế tạo máy; cơ khí động lực; điện – điện tử; …phù hợp chuyên ngành sư phạm công nghệ được đào tạo.
Có thể thấy cơ hội việc làm ngành Sư phạm công nghệ khá phong phú.Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường.Chúc cho các em có nguyện vọng chọn ngành Sư phạm công nghệ sẽ đạt được ước mơ của mình.